Nguồn Gốc 12 Con Giáp

Vậy 12 con giáp là gì? 12 con giáp là sự tập hợp của 12 con vật theo thứ tự từ 1 đến 12 đại diện cho thời gian ( ngày, giờ, tháng, năm) thể hiện cho từng giai đoạn chu kỳ tự nhiên. Đây là hệ thống chu kỳ được sử dụng nhiều trong […]

Giá: Đang cập nhật

Vị trí: Đang cập nhật

Vậy 12 con giáp là gì?

12 con giáp là sự tập hợp của 12 con vật theo thứ tự từ 1 đến 12 đại diện cho thời gian ( ngày, giờ, tháng, năm) thể hiện cho từng giai đoạn chu kỳ tự nhiên. Đây là hệ thống chu kỳ được sử dụng nhiều trong các nền văn hóa Á Đông trong đó dùng nhiều nhất là : Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Nhiều văn bản cho thấy rằng hệ thống 12 con giáp bắt nguồn từ Trung Quốc mà chúng ta hay gọi là can chi.

Truyền thuyết 12 con giáp

Có một truyền thuyết kể lại rằng : Khi xưa, khai sinh lập địa, Ngọc hoàng đã tổ chức một cuộc thi cho các con vật nhằm phân định thời gian. Với thách thức con vật nào sẽ về đích trước sẽ giành được chiến thắng. Thử thách dành cho các con vật là phải vượt qua những chướng ngại vật trong rừng và về đích nhanh nhất.

Chuột là con vật nhỏ bé nhất trong 12 con giáp, nhưng lại rất tinh ranh và thông minh. Khi phải vượt qua một dòng sông, chuột đã có ý định nhờ hổ, ngựa đưa qua sông nhưng không nhận được sự hỗ trợ ấy, chuột bèn nhờ trâu đưa qua suối, đến bên bờ bên kia thì chuột nhảy phắt xuống và về đích trước nhất, trâu về thứ hai, Hổ về thứ ba. Thỏ lúc ấy cũng đang vật lộn để có thể vượt qua sự chảy xiết của dòng sông , thỏ nhảy qua các phiến đá và về thứ tư.

Về đích thứ 5 là rồng, mặc dù là con vật biết bay đáng ra sẽ về đích trước tiên nhưng trên hành trình của mình rồng đã dừng lại để giúp đỡ những con vật khác trên đường, vì thế, rồng về đích thứ 5. Sau rồng là ngựa, ngựa đang chạy băng băng về đích, nhưng không hiểu rắn từ đâu trườn tới khiến ngựa giật mình và về đích thứ 6 là rắn và thứ 7 là ngựa.

 

 

Thấy có 7 con vật đã về đích, Ngọc Hoàng bèn nhìn về phía dòng sông và thấy có một cái bè nhỏ đang trôi trên sông, phía trên là khỉ, dê, gà đang rất cố gắng để vượt qua thử thách về đích. Sau khi vào bờ, gà và khỉ quyết định cho dê về đích trước nên vị trí thứ 8 là dê, thứ 9 là khỉ, thứ 10 là dậu. Về thứ 11 là chó, chó mặc dù là con vật biết bơi và bơi rất giỏi nhưng vì quá mải chơi nên có về đích muốn hơn. Cuối cùng là lợn, lợn trên con đường chạy đua vì mải ăn và mải ngủ nên đã về đích vị trí số 12. 

Bởi chính nguồn gốc này mà ngày nay chúng ta có lịch âm và lịch dương dựa trên 12 con giáp. Mỗi giờ, mỗi tháng, mỗi năm đều được tượng trưng bởi một con giáp. Chúng ta có chu kỳ 60 năm sẽ lặp lại một lần. Vậy tại sao lại là 60 năm mà không phải 12 năm? Lý do này đến từ lịch của Trung Hoa cổ được xây dựng từ hai hệ thống kết hợp. 12 con giáp địa diện cho thập nhị chi. Ngũ hành năm nguyên tố: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ được gọi là hệ thống thập thiên can. Mỗi nguyên tố lại được gắn với âm và dương tạo thành chu kỳ 10 năm.

Khi 12 con giáp được ghép với một nguyên tố trong ngũ hành của thiên can, sẽ tạo ra các tổ hợp khác nhau, gọi là Can chi.

Cuộc đua trong thần thoại được xem như là quyết định những con vật nào được thờ trong lịch hoàng đạo của Trung Quốc. Nhưng khi hệ thống này trở nên phổ biến khắp châu Á, các nước đã có những cải tiến khác nhau để phù hợp với văn hóa. Vì thế, trong lịch hoàng đạo Việt Nam, con thỏ được thay bằng con mèo, còn ở Thái Lan thì rồng được thay thế bởi hình ảnh của rắn Naga.

Cách tính giờ theo 12 con giáp

Người xưa quan niệm rằng, Thiên là căn gốc, địa là ngọn ngành. Thiên can được lập ra với số dương là 1,3,5,7,9 với số 5 là trung tâm , khi nhân đôi lên sẽ bao hàm cả âm can ( Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý) và dương can ( Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm).

Địa chi lấy số âm (số chẵn) là 2, 4, 6, 8, 10. Lấy số 6 ở giữa nhân gấp đôi để tạo thành 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi bao gồm cả dương chi (Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất) và âm chi (Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi).

Việc tính giờ theo can chi cũng phần nào liên quan đến tập tính của các con vật.

  • Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh.
  • Sửu (1-3 giờ): Lúc trâu đang nhai lại, chuẩn bị đi cày.
  • Dần (3-5 giờ): Lúc hổ hung hãn nhất.
  • Mão (5-7 giờ): Việt Nam gọi mèo, nhưng Trung Quốc gọi là thỏ, lúc trăng (thỏ ngọc) vẫn còn chiếu sáng.
  • Thìn (7-9 giờ): Lúc đàn rồng quẫy mưa (quần long hành vũ). Rồng chỉ là con vật do con người tưởng tượng ra, chứ không có thực.
  • Tỵ (9-11 giờ): Lúc rắn không hại người.
  • Ngọ (11-13 giờ): Ngựa có dương tính cao.
  • Mùi (13-15 giờ): Lúc dê ăn cỏ không ảnh hưởng tới việc cây cỏ mọc lại.
  • Thân (15-17 giờ): Lúc khỉ thích hú.
  • Dậu (17-19 giờ): Lúc gà bắt đầu lên chuồng.
  • Tuất (19-21 giờ): Lúc chó phải tỉnh táo để trông nhà.
  • Hợi (21-23 giờ): Lúc lợn ngủ say nhất.

    ĐĂNG KÝ NHẬN BẢNG GIÁ & THÔNG TIN CHI TIẾT DỰ ÁN

    Chúng tôi sẽ gửi ngay khi nhận được thông tin của Anh/Chị. Chân thành cám ơn!

    LH Phòng Kinh Doanh: 0934.136.786